Drama bủa vây mạng xã hội: Vì sao nội dung tiêu cực lại tràn ngập?

Mạng xã hội ngày càng tràn ngập những câu chuyện ồn ào, từ drama tình cảm của người nổi tiếng đến những cuộc khẩu chiến gây tranh cãi. Trong khi đó, những nội dung mang tính giáo dục, truyền cảm hứng hay bổ ích lại ít có cơ hội tiếp cận người dùng.

Drama bủa vây mạng xã hội: Vì sao nội dung tiêu cực lại tràn ngập? - Ongkinh

Thuật toán ưu tiên nội dung “gây tranh cãi”

Theo ông Võ Quốc Hưng, Giám đốc tăng trưởng của Tonkin Media, lý do khiến các drama xuất hiện dày đặc là do thuật toán của mạng xã hội. Các nền tảng như Facebook, TikTok ưu tiên nội dung có nhiều lượt tương tác, gây tranh cãi hoặc đang là xu hướng.

“Chẳng hạn, nếu một livestream của ViruSs đạt 1,6 triệu lượt xem, các video cắt ghép từ buổi phát trực tiếp đó sẽ nhanh chóng lan truyền trên các hội nhóm và fanpage. Thuật toán nhận diện đây là nội dung hấp dẫn, từ đó tiếp tục đề xuất đến người dùng, dù họ có thực sự quan tâm hay không”, ông Hưng lý giải.

Ngoài ra, nếu người dùng vô tình nhấn vào một video drama, hệ thống sẽ tự động ghi nhận họ có hứng thú với nội dung này, dẫn đến việc gợi ý nhiều video tương tự hơn. Hơn nữa, nếu bạn bè của người dùng cũng tương tác với nội dung đó, mạng xã hội sẽ mặc định đây là chủ đề mà họ có thể quan tâm, từ đó tiếp tục ưu tiên hiển thị.

Ông Nguyễn Duy Vĩ, CEO Buzi Agency, nhấn mạnh rằng nền tảng mạng xã hội chủ yếu dựa vào quảng cáo để duy trì hoạt động. Vì vậy, mục tiêu của họ là giữ chân người dùng càng lâu càng tốt. Những nội dung có yếu tố tranh cãi, giật gân thường kích thích sự tò mò và kéo dài thời gian tương tác, khiến các nền tảng ưu tiên hiển thị.

Drama trên mạng xã hội: Hệ lụy không nhỏ

Việc các drama liên tục xuất hiện không chỉ làm loãng những nội dung chất lượng mà còn ảnh hưởng đến tâm lý người dùng. Theo chuyên gia Digital Marketing Nhân Nguyễn, khi một nội dung tiêu cực trở thành xu hướng, nó có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền, làm cho người dùng dễ bị cuốn theo vòng xoáy tranh cãi không hồi kết.

Bên cạnh đó, các nội dung “bẩn” như tin đồn thất thiệt, quảng cáo sai sự thật hay chiêu trò truyền thông dần trở thành công cụ câu kéo sự chú ý. Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến nhận thức của người dùng mà còn tạo ra môi trường thông tin hỗn loạn, khó kiểm soát.

Trước tình trạng này, nhiều chuyên gia khuyến nghị người dùng cần chủ động điều chỉnh thói quen sử dụng mạng xã hội, chọn lọc nội dung và hạn chế tương tác với các bài viết mang tính chất giật gân, tranh cãi. Đồng thời, các nền tảng cũng cần có giải pháp cân bằng giữa việc hiển thị nội dung theo xu hướng và bảo vệ trải nghiệm người dùng.

Bài viết cùng chủ đềXEM THÊM

Ca sĩ Quỳnh Phạm tiết lộ quy tắc trong show riêng diễn cho khách VIP

Diễn viên Hyun Bin tham dự show tạp kỹ ‘You Quiz on the Block’, đài tvN,...

Isco phát động chiến dịch mua đứt Antony

Antony tiếp tục tỏa sáng trong màu áo Real Betis với đóng góp quan trọng vào...

“Tân Binh Toàn Năng” tập 1: Chàng trai TICs khiến dàn giám khảo “vỡ òa” trong nước mắt

Tập 1 của chương trình truyền hình thực tế “Tân Binh Toàn Năng 2025” vừa lên...

Hai du khách Hàn Quốc bị xử phạt vì lái mô tô buông cả hai tay

Sáng 2/4, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết đã xử phạt hai người...

Ồn ào quảng cáo sữa: BTV Quang Minh, Vân Hugo bị dư luận ‘réo tên

Thông tin về đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả, nhắm tới những đối...

IShowSpeed được chính phủ Trung Quốc ca ngợi

Chính phủ Trung Quốc và truyền thông nhà nước đang ca ngợi IShowSpeed khi streamer này...