Robot Sophia: Từ tuyên bố “hủy diệt nhân loại” đến “đại sứ AI”

Từng khiến cả thế giới rúng động với tuyên bố “Tôi sẽ hủy diệt nhân loại”, robot Sophia giờ đây mang một hình ảnh hoàn toàn khác, trở thành “đại sứ” của trí tuệ nhân tạo (AI). Hành trình phát triển và sự “lột xác” này được hé lộ trong bộ phim tài liệu My Robot Sophia ra mắt tháng 5 năm 2025, do chính nhà sáng lập David Hanson thực hiện.

Robot Sophia: Từ tuyên bố "hủy diệt nhân loại" đến "đại sứ AI" - Ongkinh

Sophia, được tạo bởi hai nhóm nghiên cứu Hanson Robotics và Hiroshi Ishiguro, là một trong những robot giống người nhất thế giới hiện nay, được kích hoạt lần đầu vào ngày 19 tháng 4 năm 2015. Da của Sophia được tạo từ silicon đặc biệt, cho phép kết hợp với kết cấu khuôn mặt, máy tính và phần mềm để thể hiện 62 biểu cảm như con người. Hai camera ở hai mắt cho phép robot giao tiếp hiệu quả, kể cả giao tiếp bằng ánh mắt. Trí tuệ nhân tạo tích hợp giúp robot “tự học” những thứ xung quanh.

Tháng 3 năm 2016, trong một buổi phỏng vấn giữa Sophia và David Hanson, nhà sáng lập Hanson Robotics đã đặt câu hỏi mang tính thử nghiệm: “Bạn có muốn tiêu diệt loài người không?”. Sophia lập tức trả lời: “Được thôi, tôi sẽ hủy diệt loài người”, với vẻ mặt thản nhiên. Đoạn video nhanh chóng lan truyền và gây tranh cãi toàn cầu, làm dấy lên nỗi lo về một tương lai khi AI vượt khỏi tầm kiểm soát. Tuy nhiên, các kỹ sư của Hanson Robotics sau đó giải thích đây là một phản hồi được lập trình sẵn, không phản ánh ý định thật, bởi Sophia giống như các robot khác chỉ hoạt động dựa trên thuật toán, dữ liệu đầu vào và không có cảm xúc hay ý thức như con người.

Hiện tại, Sophia đã có nhiều bản nâng cấp như Sophia 58, 61 và 62, với khả năng nhận diện khuôn mặt, biểu cảm tinh tế và tương tác ngôn ngữ cải thiện rõ rệt.

Năm 2017, Sophia trở thành robot đầu tiên được trao quyền công dân ở Saudi Arabia, một sự kiện mang tính biểu tượng toàn cầu. Ngoài lĩnh vực công nghệ, Sophia cũng gây chú ý trong nghệ thuật. Năm 2021, cô từng tạo ra một bức chân dung tự họa dưới dạng NFT và bán đấu giá thành công gần 700.000 USD (khoảng 17,8 tỷ VNĐ), cho thấy tiềm năng của AI trong lĩnh vực sáng tạo.

Bên cạnh đó, Hanson Robotics cũng giới thiệu “Little Sophia”, phiên bản robot giáo dục dành cho trẻ em, giúp dạy lập trình và kiến thức STEM một cách trực quan, mang công nghệ AI đến gần hơn với thế hệ trẻ. Điều này khẳng định vai trò của Sophia không chỉ dừng lại ở một công trình khoa học, mà còn là một công cụ giáo dục và một biểu tượng cho sự phát triển của AI.

Bài viết cùng chủ đềXEM THÊM

IShowSpeed kết thúc livestream đẫm máu sau màn ăn mừng 40 triệu người đăng ký

Ngày 5/6, ngôi sao livestream IShowSpeed đã khiến người hâm mộ sửng sốt khi kết thúc...

Lấy sỏi bàng quang lớn bằng quả cam từ người đàn ông 69 tuổi

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa phẫu...

Người mẫu Úc đốt xác bạn trai

Cảnh sát Úc vẫn đang nỗ lực tìm kiếm phần thi thể còn lại của Julian...

Người đàn ông vác tủ lạnh 36kg đi 112km để thực hiện lời hứa với người vợ quá cố

Matt Jones, một người đàn ông đến từ Xứ Wales, vừa hoàn thành một thử thách...

“Kỳ quan” nhà xoay 360 độ ở Đắk Lắk: Công nghệ độc đáo giữa núi rừng

Giữa vùng đất Đắk Lắk hùng vĩ, trên một ngọn đồi thuộc xã Hòa Hiệp, huyện...

Loài cá báo hiệu ngày tận thế trôi dạt vào bờ biển nước Úc

Một con cá mái chèo khổng lồ dài tới 3 mét, loài sinh vật bí ẩn...